Đang xử lý....
Lỗi
Hoàn tất
Xác nhận
LIÊN HỆ

Concept Minimalism - Nghệ thuật của sự tối giản

Sau chiến tranh thế giới thứ II (năm 1945), Style Minimalism (tối giản, tối thiểu) bắt đầu xuất hiện và trở thành một trào lưu nghệ thuật, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực như hội hoạ, nhiếp ảnh, âm nhạc và thời trang,... trong đó kiến trúc-nội thất là một trong những lĩnh vực phát triển theo phong cách tối giản được nhiều người quan tâm. Hãy cùng UpHouse tìm hiểu xem phong cách tối giản là gì nhé!

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 11

Phong cách nội thất tối giản loại bỏ tối đa những chi tiết phức tạp và chỉ sử dụng những vật dụng thực sự cần thiết

Phong cách tối giản (Minimalism) là gì?

Phong cách tối giản là một phong trào nghệ thuật bắt đầu ở phương Tây vào khoảng đầu thế kỉ 20, nhưng phát triển mạnh mẽ và rõ nét nhất trong những năm 1960 và đầu những năm 1970. Nếu như trong hội hoạ có Frank Stella, Mark Rothko, âm nhạc có Stephen Reich, La Monte Young, Terry Riley và Philip Glass,.. Thì Mies Van de Rohe - một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20 và được xem như cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu. Ông đã đưa phong cách tối giản (Minimalism) trong kiến trúc-nội thất đi lên một tầm cao mới.

Kiến trúc sư Mies Van de Rohe nổi tiếng với câu nói: “Less is more” với hàm ý Less là giản lượt bớt những chi tiết, đồ vật dư thừa. More là chúng ta sẽ có thêm không gian sống, có thêm sự tận hưởng. Dù trong bất kỳ lĩnh vực vào, giản lượt những chi tiết dư thừa là điều cần thiết.

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT  9

Kiến trúc sư Mies Van de Rohe nổi tiếng với câu nói: “Less is more”

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 1

Farnsworth House – công trình nghệ thuật ấn tượng của Ludwig Mies van der Rohe

Minimalism là một xu hướng giúp bạn thoát khỏi những lo toan, bộn bề của cuộc sống để tập trung vào những giá trị quan trọng mà bạn có thể tìm thấy hạnh phúc, thỏa mãn và tự do.

Phong cách tối giản (Minimalism) trong Nội thất

Phong cách “minimalist” (tối giản) hiện đang rất được ưa chuộng bởi sự giản dị và tinh tế trong không gian nội thất mà nó mang lại. Tối giản ở đây nghĩa là biến không gian sống của chúng ta càng đơn giản càng tốt, loại bỏ những đồ dùng nội thất hoặc đồ trang trí không cần thiết. Trường phái này hiện tại đang cực thịnh ở các nước Châu Âu.

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 6

không gian theo phong cách Manimalism phải được thiết kế rất chặt chẽ về bố cục để tạo nên một tổng thể thống nhất, hợp lý, thoáng đãng và thư giãn.

Tối giản trong chuyện ở chú trọng 3 yếu tố:

1. Tối giản về nhu cầu công năng sử dụng: Thông thường các phong cách nội thất khác mong muốn thoả mãn càng nhiều nhu cầu càng tốt. Ví dụ: Tủ quần áo để chứa đồ mặc, tủ giày để chứa giày, tủ đựng túi xách, tủ sách,… Phong cách Tối giản lại khiến bạn tinh gọn các món đồ dùng đang sử dụng, hạn chế về số lượng tích trữ, để gom chúng vào cùng một sản phẩm nội thất.

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 10

Kệ sách với thiết kế đơn giản, được tận dụng thêm không gian để trang trí hoặc đựng giày.

2. Tối giản về thiết kế: sử dụng các đường nét thiết kế đơn giản, tổ hợp từ các line hoặc frame tạo pattern, mảng màu sắc trên tường, trần. Bố cục màu sắc trong phong cách tối giản không dùng quá 3 màu (gồm màu nền, màu chủ đạo và màu nhấn). Màu trắng được ưu tiên sử dụng cho tường và trần nhà để làm nền tạo điểm nhấn cho các đồ dùng nội thất trong gia đình.

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 2

Sử dụng đồ vật có bề mặt trơn nhẵn và loại bỏ viền cạnh, kiểu dáng và hình khối được tinh giản tối đa, tạo nên sự tinh tế và hài hòa cho không gian.

Trong phong cách tối giản bạn cũng nên chú ý đến hệ thống ánh sáng, nguồn sáng tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm đẹp và hoàn thiện không gian hơn

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 3

Trong phong cách tối giản bạn cũng nên chú ý đến hệ thống ánh sáng

3. Tối giản về thói quen sinh hoạt: Thiết kế nội thất tối giản là một chuyện, giữ gìn sự ngăn nắp, gọn gàng mà vẫn sống đầy đủ thư thái là một chuyện khác. Và nó phải là thói quen của gia chủ như:

  • Hạn chế mua sắm đồ dư thừa theo sở thích
  • Loại bỏ các món đồ không dùng đến sau 6 tháng.
  • Có kỹ năng dọn dẹp nhà cửa khoa học

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 12

Để học lối sống tối giản, bạn sẽ cần rất nhiều thời gian để làm quen và phát hiện ra đâu là những thứ mình thực sự cần thiết.

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 4

Sống theo phong cách tối giản sẽ luyện cho bạn được vô vàn đức tính tốt như luôn gọn gàng, sắp xếp đồ dùng khoa học và nghĩ đơn giản.

Công ty đã từng thiết kế cho một số gia đình trẻ, khi họ có tìm hiểu và mong muốn mang không gian tối giản đến với căn hộ mới của họ tại Vinhomes, UpHouse thường hỏi lại về thói quen sinh hoạt của họ ra sao, tư vấn cách thức sử dụng và duy trì chất lượng cuộc sống tối giản.

Tuy nhiên số lượng gia đình đến với lối sống này còn rất thấp. Khoảng 1-2% khách hàng của UpHouse đã và đang quan tâm đến Tối giản.

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 7

Bàn đặt trong phòng bếp đơn giản cả về màu sắc và hình khối. Mọi thứ được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp.

Đối tượng của thiết kế Minimalism (Tối giản) là các gia đình trẻ và cấp tiến. Tức có kiến thức hội nhập và có thời gian nghiên cứu, xây dựng thói quen văn hoá gia đình theo nghệ thuật tối giản. Bởi Tối giản thường sẽ đi liền với nhiều lĩnh vực khác như: âm nhạc, nhiếp ảnh, trang trí nhà cửa vườn cây, làm việc, quản lý,…

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 5

Kệ sách chỉ để đựng những cuốn sách hay và thật sự bổ ích, còn những cuốn sách đã cũ hoặc không có giá trị bạn có thể đem tặng lại cho người khác.

Xu hướng này theo thống kê từ Google Trend thì đang tăng dần theo thời gian: tăng trung bình 20% so với tháng này năm ngoái (2017). Bởi vì cuộc sống bộn bề khiến người ta rối tung, sự Tối giản giúp cuộc sống nhẹ nhàng thú vị hơn, cũng giống như những môn nghệ thuật sống khác.

PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG NỘI THẤT 3

Xu hướng tối giản đang tăng dần theo thời gian

Xu hướng sống của xã hội hiện nay rất khó dự đoán trước rằng cái nào sẽ thay thế cái nào. Tuy nhiên, nghệ thuật Tối giản chắc chắn đang ngày càng được ưa chuộng và chào đón. Nếu như muốn tìm hiểu sâu hơn và mang phong cách minimalism (tối giản) về không gian sống của mình thì đừng ngần ngại liên hệ nội thất UpHouse bạn nhé!