Phong cách nội thất Đông Dương nổi bật với những đặc điểm về hoa văn và tính nghệ thuật
Nguồn gốc cái tên Indochine bắt đầu từ bán đảo Đông Dương hay còn gọi là bán đảo Trung - Ấn. Tên gọi trong lịch sử từ thế kỷ 19, khi mà bán đảo này chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa từ Ấn Độ và Trung Quốc. Phong cách Đông Dương do người Pháp kiến tạo ra dựa trên nền văn hóa và đặc trưng của Trung - Ấn.
Phong cách nội thất Đông Dương hay còn gọi là Indochina Style (tiếng Pháp: Indochine, tiếng Anh: Indochina). Phong cách Indochine ở Việt Nam là phong cách bắt nguồn từ những ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp. Trong cuộc chiến tranh với thực dân Pháp, nước ta bị áp đặt thay đổi từ chính trị cho đến văn hóa. Làm ảnh hưởng liên tiếp đến nhiều khía cạnh văn hóa, ẩm thực, tôn giáo, thời trang, nghệ thuật và ngay cả kiến trúc nội thất.
Phong cách Đông Dương - Indochina là sự kết hợp tinh tế giữa phong cách của Việt Nam và Pháp. Đây là sự hòa trộn hợp nhất giữa hai nền văn hóa khác nhau. Bên cạnh những tàn tích chiến tranh, Pháp còn để lại cho Việt Nam một kho tàng về kiến trúc và nội thất.
Sử dụng màu sắc nổi bật trong phong cách Indochine
Chọn các hoa văn và gạch bông trang trí trong Indochine
Phong cách Đông Dương - Indochina mang sự hoài cổ Á Đông và phong cách lãng mạn của Pháp. Sự pha trộn một cách hòa hợp khiến bất kỳ ai cũng phải trầm trồ khi nhìn vào phong cách này. Phong cách nội thất Đông Dương khi được người Pháp mang qua Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi cho phù hợp với khí hậu, tập quán sinh hoạt, truyền thống văn hóa và thẩm mỹ của người dân.
Phong cách kiến trúc Indochina có những đặc điểm riêng dễ phân biệt: hệ thống mái vòm, nhiều ô cửa sổ, các chi tiết điêu khắc ở cửa sổ, cửa đi lại và các cột trụ cao.
Sử dụng gỗ ốp trần nhà trong phong cách Indochina
Các gam trung tính, màu đen, trắng, đỏ son, xanh rêu, vàng nhạt, vàng đất…được dùng chủ yếu và phù hợp với bản sắc, khí hậu của Việt Nam. Nội thất được kết hợp giữa màu sắc với chất liệu gỗ, tre gợi lên chất của người Á Đông.
Đối với những không gian cần tạo điểm nhấn có ấn tượng sâu sắc thì những màu nổi bật, màu đậm luôn được ưu tiên: đỏ, tím, vàng cam.
Tông màu vàng nhạt được sử dụng chủ yếu trong mẫu phòng ngủ
+ Gỗ
Là chất liệu ưu tiên hàng đầu trong thiết kế Indochine. Với tính chất bền đẹp, chắc chắn, dễ chạm khắc hoa văn, tạo được cảm giác sang trọng cho người dùng. Gỗ là vật liệu chính được mọi người ưa chuộng sử dụng: khung, kết cấu của phần vòm mái, ốp trần, ốp tường và sàn, đồ dùng nội thất và các vật trang trí trong nhà khác.
Gỗ được dùng làm vật liệu chủ yếu cho nội thất
+ Tre
Một số vật dụng được làm bằng mây, tre, nứa luôn đặc biệt trong phong cách nội thất Đông Dương. Tre có độ bền cao, dẻo dai, chống mối mọt. Tre được dùng làm đồ trang trí, vách ngăn, ghế vì dễ tạo hình mang lại cảm giác mềm mại, thu hút người nhìn.
Dùng tre làm đèn, vách ngăn trang trí
Kết hợp gỗ và tre để làm các đồ dùng trong nhà
+ Gạch bông
Nói đến phong cách nội thất Indochine mọi người luôn ấn tượng với chi tiết trang trí của gạch bông với nhiều họa tiết, hoa văn này. Gạch bông dùng lát nền hoặc ốp tường mang lại vẻ đẹp sang trọng, phong cách ấn tượng, nghệ thuật.
Trong phong cách nội thất Đông Dương luôn chú trọng các yếu tố truyền thống của người Việt cổ từ thời Đông Sơn cho đến An Nam. Và các yếu tố này được thể hiện thông qua các chi tiết: hình kỷ hà, hình chữ nhật, hình cây, hoa, lá, tĩnh vật…Các hoa văn này được thể hiện một cách nghệ thuật thông qua đồ dùng nội thất, vật dụng trang trí.
Sử dụng các tĩnh vật, hoa, cây lá làm vật trang trí
Bàn trang trí trong phong cách Đông Dương
+ Hình kỷ hà
Họa tiết kỷ hà được chia làm 3 nhóm chính: hình mắc lưới, vòng tròn và hồi văn.
Họa tiết mắc lưới thường là hình thoi, kích thước dài ngắn khác nhau, có cạnh thẳng và đôi chút cong nhẹ. Họa tiết mắc lưới lục giác giống như vảy của con rùa. Kiểu họa tiết này thường trang trí kết hợp với họa tiết hình hoa và dùng làm nền cho các bức họa hoặc tấm chạm.
Họa tiết vòng tròn là các phần vòng tròn được chia cắt đều ở tâm, và vòng ngoài có các vòng tròn khác chia thành 4 phần, tạo ra ở tâm một hình vuông.
Họa tiết hồi văn là dạng họa tiết nổi bật nhất trong 3 loại. Nó có hình dạng dây xích, nếp gấp liên tiếp xoay tròn và kết thúc bằng tua diềm tỏa ra hình hoa lá được cách điệu.
Những họa tiết, hoa văn đậm chất của người Việt cổ
Giá trị nghệ thuật được đề cao trong các sản phẩm nội thất
+ Hình chữ nhật
Họa tiết hình chữ nhật gồm các chữ Hán: Phúc – Lộc – Thọ - Hỷ. Họa tiết này liền nét với đường kỷ hà, đan xen lẫn nhau và được cách điệu nằm trong một ô vuông hoặc nằm tự do.
+ Các họa tiết tĩnh vật
Hình trái châu và con rồng thường được thấy ở phần mái cong của chùa.
Bát bửu gồm có nhiều hình tĩnh vật: đàn, quạt, gươm, quả bầu, bút, sách, phất trần, cây sao.
Họa tiết hoa lá, quả: Tùng – Cúc – Trúc – Mai tượng trưng cho “tứ quý” bốn mùa về cuộc sống thịnh vượng, suôn sẻ và may mắn, tài lộc.
Hình con vật: con hổ, sư tử, cá chép, con dơi... và họa tiết tứ linh Long – Lân – Quy – Phượng. Các hình con vật sẽ đứng cùng với họa tiết kỷ hà, hình chữ nhật. Theo quan niệm của người Việt xưa thì đây là những hình ảnh mang lại sự may mắn, an lành.
Hoa văn hình cây, lá nổi bật
Các hoa văn cổ xưa luôn mang đậm dấu ấn
Tranh cổ về các vị quan nhân ngày xưa
Một số phù điêu và tượng tròn nghệ thuật của truyền thống Việt Nam: tượng phật, con rối, tứ linh, hoa cúc, hoa sen, cây bồ đề.
Phù điêu tượng tròn của Champa.
Họa tiết hoa sen mang lại sự an lành
Phù điêu được sử dụng nhiều ở phong cách Đông Dương
Phong cách nội thất Đông Dương hiện nay đã không còn sử dụng các chi tiết quá nặng nề mà thay vào đó là họa tiết trang trí đơn giản, truyền thống của người Việt Nam. Nó được thể hiện một cách khéo léo, tinh tế đem lại nhiều tiện ích và giá trị cho người sử dụng.
Cùng tham khảo mẫu thiết kế nội thất theo phong cách Indochine mà UpHouse thực hiện.
Phòng khách được kết hợp các tông màu nổi bật đỏ - vàng
Dùng màu gỗ và màu xanh rêu mang cảm giác hoài cổ cho nhà bếp
Vách trang trí nổi bật với nhiều kiểu hoa văn
Gạch bông là vật liệu quen thuộc trong phong cách Indochine
Ngày nay, chúng ta có thể chiêm ngưỡng phong cách Đông Dương ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hội An, Huế, TP. Hồ Chí Minh. Những nơi này lưu giữ và để lại dấu ấn với thời gian về cả giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật cổ xưa.
Thủ đô Hà Nội từng được mệnh danh là Paris của Pháp. Nơi đây có các biệt thự theo phong cách Châu Âu khác nhau và còn nhiều tòa nhà hấp dẫn tại khu phố Pháp. Các bạn có thể tham quan phong cách nội thất Đông Dương tại Nhà hát lớn Hà Nội, khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, Dinh Tổng Thống.
Khách sạn Metropole Hà Nội - View 1
Khách sạn Metropole Hà Nội - View 2
Khu phố Pháp ở Hà Nội
Nhà hát Opera Hà Nội
Ở Huế vẫn còn mang đậm nét văn hóa Việt Nam cổ từ triều Nguyễn pha trộn với văn hóa phật giáo và văn hóa Pháp. Công trình nổi tiếng phải kể đến là La Residence Hue Hotel & Spa, một tòa nhà nghệ thuật hiện đại ở ven sông.
Trong miền Nam, chúng ta phải nói đến một số công trình đặc biệt của người Pháp: Nhà hát Opera Sài Gòn, Nhà thờ Đức Bà, Tòa thị chính, Bưu điện trung tâm Sài Gòn, khách sạn The Park Hyatt Saigon.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Bưu điện Sài Gòn