Đối với việc thiết kế bàn rất nhiều người cho rằng đó là một việc làm đơn giản, thậm chí chỉ cần nó đẹp và lợi ích kinh tế là được. Tuy nhiên, thiết kế bàn điều đầu tiên nên tính đến không phải là mỹ quan của chiếc bàn mà là sự thực dụng, có lợi cho công việc, người sử dụng luôn cảm thấy thoải mái. Không nên xem thường những việc này, bởi vì rất nhiều điều liên quan. Ví dụ, một người nào đó thường xuyên làm việc trên một chiếc bàn quá thấp, rất dễ bị gù lưng; ngược lại nếu luôn làm việc trên một chiếc bàn quá cao, người đó sẽ bị cận thị.
Như vậy làm thế nào để thiết kế được một chiếc bàn thật sự hợp lý? Điều đầu tiên cần phải tính toán là độ cao của một chiếc bàn. Tư thế làm việc tốt nhất của một người là hai cánh tay để thăng bằng trên mặt phẳng. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho công việc, nên thiết kế độ cao hiệu quả tốt nhất cho công việc, nên thiết kế độ cao của mặt bàn ngang bằng với khuỷa tay, điều đó có nghĩa là độ cao của mặt bàn tương đương với khi một người nào đó nằm trên ghế với tư thế bình thường, hai tay thõng xuống tự nhiên khuỷa tay sẽ ở trên vị trí ngồi. Khi ngồi làm việc trên bàn có độ cao như vậy, khuỷa tay và tay nằm trên một mặt phẳng.
Nếu mặt bàn cao hơn vị trí nói trên, khi viết lách khuỷa tay sẽ cao lên trên, thời gian viết sẽ lâu hơn, cơ bắp có thể sẽ bị căng, thậm chí cạnh bàn có thể làm cho cơ bắp bị đau ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc; ngược lại nếu mặt bàn quá thấp khi viết làm cho thân người phải gập xuống trên mặt bàn, lực dồn vào khuỷa tay nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, thậm chí làm cho lưng người viết bị cong, để lâu có thể dẫn đến đau lưng.
Có một số loại bàn thiết kế chuyên dùng cho người làm việc trong tư thế đứng, ví dụ bục làm việc, bài chặt thái,… Loại bàn này nên thiết kế mặt bàn có độ cao phù hợp với độ cao của người bình thường làm việc trong tư thế đứng. Nói một cách cụ thể, bàn dùng cho tư thế ngồi, độ cao của măt bàn thông thường 74 cm; bàn dùng cho tư thế đứng, độ cao của bàn trong khoảng từ 91 ~ 96,5 cm. Tuy nhiên, phải tùy theo điều kiện công việc, ví dụ bàn để là quần áo thì có độ cao thấp hơn số liệu nói trên một chút, điều này có lợi cho người là tạo ra lực mạnh hơn.
Nếu do một nguyên nhân nào đó mà không có cách nào làm cho độ cao của mặt bàn thích hợp thì nên điều chỉnh độ cao của ghế và làm cho nó thích hợp.
Một vấn đề khác cần phải chú ý khi thiết kế bàn là khoảng trống dưới gầm bàn, về nguyên tắc, độ cao của khoảng trống này nên cao bằng độ cao của đầu gối của người ngồi khi người này ngồi trong tư thế vắt chéo chân, đồng thời nên có một khoảng trống nhất định để có thể di chuyển được chân lên và xuống. Thông thường khoảng trống này cao hơn mặt ghế khoảng 17,8 cm là thích hợp, độ rộng của khoảng trống tốt nhất là hai chân có thể di chuyển, độ sâu đảm bảo chân có thể duỗi ra bình thường.
Mặt bàn thông thường phải bằng phẳng, tuy nhiên bàn dùng để vẽ hoặc viết trong một thời gian dài cũng có thể tính toán đến độ nghiêng nhất định của nó, độ nghiêng của mặt bàn như vậy thích hợp nhất là 24°. Như vậy có thể đảm bảo khi đọc sách tầm nhìn sẽ thẳng, khi viết tư thế lưng có thể tương đối thẳng, từ đó giảm thiểu được hiện tượng đau lưng. Nhược điểm của bàn là này là ngoài việc viết sách, vẽ và đọc sách, nó sẽ không thích hợp với các việc khác. Vì vậy, loại mặt bàn này không phù hợp trong gia đình.
Màu sơn trên mặt bàn không nên quá sáng hoặc quá tối, thông thường có thể dùng hệ số phản xạ trong phạm vi 20 ~ 50%, thường dùng khoảng 35%. Vì thế, màu sơn mặt bàn hợp lí nhất là màu nâu hoặc tối. Mặt bàn không nên phản quang quá mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.