Các bộ phận chủ yếu của vật dụng gia đình là một số chân cột, cửa tủ, tủ, mặt bàn, mặt ngăn kéo… Các nguyên vật liệu dùng để làm các vật dụng này thông thường có yêu cầu rất cao về mặt chất lượng, hoa văn phải đẹp, không nên có mắt gỗ, lỗ đục sâu, vết nứt nẻ…
Khi chọn nguyên liệu và phối hợp nguyên liệu cho dụng cụ gia đình cần phải chú ý mấy điểm sau:
Thông thường mọi người có thói quen gọi mặt quay ra ngoài là mặt lưng, mặt lõm vào trong làm bụng. Mặt lưng của gỗ thường có vân tương đối đẹp, chất rắn chắc; chất lượng mặt bụng của gỗ tương đối xốp, khả năng chịu nặng kém, nếu muốn dùng làm các thanh gỗ ngang thì nhất định phải hướng lưng gỗ lên trên.
Khi làm các vật dụng gia đình phải ghép các tấm gỗ lại với nhau theo mặt phẳng nên hướng lõi gỗ (bộ phận trong cùng của gỗ) lên trên, như vậy mặt ngoài tương đối bóng và đẹp. Khi ghép các mặt với nhau thì nên hướng lõi gỗ vào trong để tránh sự thay đổi hình dạng theo thời gian, sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan và khả năng sử dụng.
Sau khi vật dụng gia đình đã được phối hợp tốt, phải tính toán đến các đường vân của gỗ có thẩm mỹ hay không, những vật dụng thẳng đứng như bảng, cột, chân, cửa… Vân gỗ phải thẳng, không nên ngoằn ngoèo, càng không nên là vân ngang. Nếu là hai cánh cửa thẳng song song, giữa là tấm gỗ thì vân gỗ của nó tốt nhất là đối xứng. Nếu là tấm gỗ dài cắt ra từng đoạn ngắn để làm các miếng đóng hòm, vân gỗ dùng cho loại này tốt nhất là hướng về một phía; nếu là các miếng gỗ dùng để đóng ngăn kéo thì cần phải khít và đối xứng nhau.