Đang xử lý....
Lỗi
Hoàn tất
Xác nhận
LIÊN HỆ

LỰA CHỌN ĐỒ GỖ GIA ĐÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Phần lớn đồ đạc trong gia đình hiện nay làm bằng gỗ. Làm đồ gỗ gia đình phải biêt cách lựa chọn những nguyên liệu gỗ thích hợp. Vậy phải lựa chọn loại gỗ nào là tốt nhất?

lua chon do go

Nguyên liệu gỗ dùng làm đồ đạc trong gia đình được chia làm hai loại là nguyên liệu mặt ngoài và cốt bên trong. Nguyên liệu mặt ngoài trực tiếp ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của đồ đạc, vì vậy yêu cầu có cao hơn một chút. Thông thường nguyên liệu gỗ phải phù hợp với mấy yêu cầu sau:

Kết cấu chất liệu chắc chắn, vân gỗ đẹp, gọn gàng, xuôi thẳng, không có vân cong nghiêng; màu săc gỗ tươi tắn; trọng lượng gỗ không quá nặng cũng không quá nhẹ; trọng lượng nguyên liệu gỗ làm bề mặt khoảng 500 ~ 700 kg/mhoặc có thể 900 kg/m3  là được; gỗ làm cốt bên trong có thể khoảng 300 ~ 500 kg/m3 .

Nguyên liệu gỗ phải khô. Trong nguyên liệu gỗ nếu có chứa nước, đặc biệt là sự thay đổi lượng nước trong vách tế bào gỗ có thể làm cho gỗ bị co rút hoặc giãn nở, độ cứng giảm hoặc tăng lên. Gỗ phải qua công đoạn làm khô tự nhiên hoặc khô nhân tạo mới sử dụng được. Gỗ sau khi làm khô thì tỉ lệ nước chứa trong đó phải thấp hơn tiêu chuẩn quy định. Khí hậu các khu vực không giống nhau, vậy nên yêu cầu tỉ lệ hàm lượng nước của nguyên liệu gỗ các đồ đạc trong nhà cũng khác nhau. Gỗ có độ khô đạt tiêu chuẩn thì tỉ lệ co ít, sau khi làm thành đồ đạc sẽ giữ được nguyên hình dạng, không bị rạn nứt, cong vênh do ảnh hưởng của thời tiết.

Chất liệu gỗ cứng, nhưng chế biến phải dễ dàng; cưa, bào, đục, khoan không khó khăn.

Chất liệu gỗ phải dễ dán ghép, quét sơn, phun màu phải dễ bám. Bề mặt của đồ đạc thông thường yêu cầu có chất liệu gỗ tương đương nhau, vân gỗ và màu sắc phải gần giống nhau. Gỗ cứng tạp có chất liệu cứng, mạch gỗ rõ ràng, vân gỗ đẹp, độ cứng cao, vậy nên bên ngoài đồ đạc thường được làm bằng loại gỗ này. Nhưng gỗ cứng tạp hay bị rạn nứt, cong vênh nên phần lớn làm chân hoặc các bộ phận gánh đỡ. Bên trong đồ gỗ đa số làm bằng gỗ tạp mềm, có vân thẳng, gọn gàng, chất liệu mềm, độ cứng thấp, dễ chế biến, khó nứt nẻ cong vênh. Vậy nên các tấm ván mặt làm bằng gỗ tạp mềm thì phù hợp hơn.

Còn lựa chọn loại gỗ nào để đóng đồ là tốt nhất? Chủng loại gỗ của các miền khác nhau, mỗi khu vực đều có nhiều loại gỗ tốt phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương mình. Dưới đây xin giới thiệu một số loại gỗ tiêu biểu:

Liễu uốn nước: Có vòng tuổi rõ ràng nhưng không đều đặn; vành ngoài có màu vàng trắng, lõi bên trong màu nâu hơi vàng, sau khi cưa bào thì màu của gỗ hơi vàng nhạt; chất liệu gỗ cứng vừa phải, thớ gỗ thẳng, hoa văn đẹp, tính năng gia công và sơn quét đều tốt; chịu ẩm và ít mục ruỗng, biến dạng ít. Gỗ liễu là nguyên liệu lý tưởng để làm đồ đạc trong nhà, thích hợp với ván mặt ngoài của các đồ cao cấp và ván ép.

Mít vàng: Vòng tuổi rõ ràng, lõi màu nâu xám hơi đỏ; hoa văn đẹp, chất liệu hơi mềm, tính co ít, khả năng chống cong vênh tốt, ít mục ruỗng, ít biến dạng. Gỗ mít vàng cũng thích hợp để làm mặt các đồ gỗ cao cấp.

Hồ đào: Vòng tuổi rõ ràng, lõi gỗ màu nâu nhạt hơi tím; thớ hơi thô, hoa văn không rõ ràng nhưng mềm mại; trọng lượng và độ cứng trung bình; tính năng gia công tốt, bào nhẵn có độ sáng bóng nhất định; chất liệu gỗ có tính đàn hồi, khó mục ruỗng, khó cong vênh, biến dạng. Gỗ hồ đào cũng thích hợp để làm mặt các đồ gỗ cao cấp.

Các loại gỗ trên đều thuộc hàng gỗ quý.

Gỗ đoạn, gỗ song tử diệp, gỗ sắc cũng là 3 loại gỗ làm mặt ngoài khá tốt, mặt cắt có hoa văn đẹp, mềm mại và tinh tế. Gỗ đoạn thớ mềm, dễ bắt màu ăn sơn, còn có thể nhuộm màu đỏ để thay thế gỗ hương đỏ làm đường viền khảm bề mặt; sau khi tẩy trắng có thể dùng để điêu khắc, in hoa bằng sắt nung, trang trí… Gỗ đoạn độ co ít, có bị nứt nẻ, cong vênh, biến dạng, là nguyên liệu rất tốt để làm mặt các đồ gỗ gia đình. Gỗ song tử diệp, gỗ sắc có thớ chắc, độ cứng tốt, màu sắc cũng đẹp, dễ gia công, nhưng sau khi khô dễ bị nứt, cong vênh, biến dạng. Vì vậy khi sử dụng phải đặc biệt chú ý, chỉ thích hợp để làm chân bàn ghế, khuôn cửa…

 

Bài liên quan